SÁNG NGỜI Y ĐỨC - BỀN VỮNG TƯƠNG LAI

7h00-17h00
(Tất cả trừ các ngày lễ, T7 và CN)

Tổng đài hỗ trợ 02623 730713

Đường dây nóng Covid-19 0985 682 853

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN M’DRẮK CỨU SỐNG BÉ GÁI 18 THÁNG TUỔI BỊ NGẠT NƯỚC

       Vào lúc 18 giờ ngày 19 tháng 04 năm 2021 tại Khoa Hồi sức cấp cứu TTYT huyện M’Drắk có tiếp nhận một bé gái 18 tháng tuổi Sùng Thị Minh H ở thôn 4 xã EaMđoan Huyện M’Drắk trong tình trạng hôn mê, tay co, chân duỗi, nhịp thở không đều, miệng sùi bọt hồng, bụng chướng đầy nước. Bệnh nhi lập tức được kíp trực cấp cứu khẩn trương tiến hành hồi sức tích cực, thông đường thở, hút đàm giải, cho thở oxy, dùng các thuốc cấp cứu chống co giật…

       Sau khoảng hơn 45 phút hồi sức tích cực, bé gái Sùng Thị Minh H bắt đầu có dấu hiệu  khóc, biết đòi mẹ, mạch huyết áp trở lại bình thường, da niêm mạc hồng, nhịp thở đều và đến 4 giờ ngày 20/04/2021 bé uống được sữa.

        Sau một ngày trẻ được các y bác sỹ Khoa hồi sức cấp cứu TTYT huyện M’Drắk cấp cứu và điều trị. Hiện tại sức khỏe của bé đã ổn định, bệnh nhi đã ăn uống được, đi lại và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên theo bác sĩ Phan Đức Thuận Trưởng khoa hồi sức cấp cứu TTYT huyện M’Drắk, bé cần phải được theo dõi những di chứng ở não có thể xảy ra do tình trạng ngạt quá lâu.

       Theo lời kể của gia đình, bé ở nhà với mẹ và theo mẹ đi giặt đồ ở bể nước công cộng ở thôn, đến khi giặt xong mẹ về không gọi bé về. Khi về đến nhà không thấy bé ở đâu,  mẹ bé đi tìm thì phát hiện bé ngã cắm đầu vào bể nước công cộng đã nổi lên. Hốt hoảng nghĩ con uống nước nên thay vì ấn ngực giúp kích thích tim, hà hơi thổi ngạt nhưng người mẹ lại ấn bụng. Mãi đến khi hàng xóm đến giúp bé mới được đưa đi cấp cứu. Đây là nguyên nhân khiến bé ngạt nặng hơn. Ước tính tổng thời gian ngạt nước khoảng hơn 15 phút.

       Bác sĩ Phan Đức Thuận cho biết thêm đã lâu lắm rồi khoa hồi sức cấp cứu TTYT huyện M’Drắk mới có ca bệnh nhi phải cấp cứu do bị ngạt nước. Đáng nói những ca như thế này đều xảy ra do tính chủ quan của bậc cha mẹ do ỷ lại bé chưa biết đi, hoặc không trông nom trẻ thường xuyên, không quan sát trẻ mọi nơi, mọi lúc (đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi).

       Cũng theo Bác sĩ Phan Đức Thuận: Trường hợp bệnh nhi Sùng Thị Minh H vừa rồi là một “phép màu” bởi lẽ, trẻ bị ngạt nước thì chỉ có “5 phút vàng” là cứu tốt, trường hợp này theo người nhà thì đã hơn 15 phút mới được sơ cứu. Hơn nữa cách sơ cứu của người mẹ cũng không đúng.

       Hiện tại, bé đã tỉnh nhưng thời gian tới, mỗi tháng, mỗi quý bé phải được kiểm tra để phòng ngừa biến chứng.

       Do đó, Bác sĩ Phan Đức Thuận cảnh báo phụ huynh không nên chủ quan để trẻ chơi một mình, ngay cả khi trẻ chưa biết đi. Ở lứa tuổi khám phá thế giới, trẻ có thể sẽ bị ngạt nước vì nghịch nước, vọc nước, nuốt nhầm các đồ vật bé tình cờ tìm được, dễ bị virus bệnh tay chân miệng từ sàn nhà, đồ chơi…Nếu trẻ lớn biết bơi, khi đi bơi phải có sự giám sát của cha mẹ, phải hướng dẫn trẻ cách khởi động để không bị chuột rút trước khi xuống nước. Trẻ có bệnh động kinh tuyệt đối không cho đi bơi. Bên cạnh đó, khi nhà có trẻ nhỏ, phụ huynh hạn chế không cho trẻ đi theo khi đi tăm giặt ở suối, bể nước công cộng, ao hồ và đặ biệt không tích nước trong xô chậu, lu và các vật dụng khác. Nếu tích nước, các vật dụng cần phải có nắp đậy kín. 

Bé Sùng Thị Minh H sau 45 phút hồi sức tích cực
Bé Sùng Thị Minh H sau 1 ngày

                                                                                                 

                                                                                                              Ths. Nguyễn Thanh Hải


Viết một bình luận